Vải Microfiber Là Gì? Nguồn Gốc Lịch Sử Của Vải Microfiber

nguon goc lich su vai

Vải Microfiber là loại vải quen thuộc trong ngành công nghiệp may mặc, chăn ga gối đệm. Chất liệu Microfiber được rất nhiều khách hàng quan tâm khi lựa chọn chăn ga gối đệm cho cửa hàng, hay doanh nghiệp. Vậy vải Microfiber là gì? Quy trình sản xuất vải như thế nào? hãy theo dõi bài viết của Công Ty May Áo Đồng Phục ATĐ để hiểu tất tần tật.

Vải Microfiber là gì?

Vai Microfiber la gi

Microfiber là loại vải có cấu trúc nhỏ, đường kính bé hơn 10 micromet, chỉ bằng ⅕ đường kính của một sợi tóc. Vải Microfiber được sản xuất từ nhiều thành phần khác nhau trong đó có 2 thành phần của yếu là polyester và polyamide. Ngoài ra, loại vải này còn được làm từ các chất liệu tự nhiên khác như cellulose hay carbohydrate.

Nguồn gốc lịch sử của vải Microfiber

Vải Microfiber được ra đời năm 1950 dựa vào kỹ thuật kéo sợi nóng chủy. Nhưng vào lúc đó, sợi vải này chưa được sử dụng rộng rãi và rất ít người biết đến.

Mãi cho đến những năm 1960, sợi vải này mới được phát triển bởi một nhà khoa học Nhật Bản. Đây chính là dấu mốc quan trọng tạo tiền để cho vải Microfiber được ứng dụng nhiều trong ngành dệt may.

Đến 1990, vải Microfiber lần đầu được đến với Thụy Điển, kể từ bước ngoặt đó, sợi vải này mới được ứng dụng rộng rãi trên khắp thị trường Châu Âu.

Hiện nay, vải Microfiber được cải tiến nhiều hơn, sở hữu nhiều tính năng nổi trội và trở thành một nguyên liệu phổ biến trong lĩnh vực may mặc, chăn ga gối đẹp và các vật dụng khác,…

Thành phần của sợi Microfiber

Như đã nói, vải Microfiber được cấu tạo từ 2 thành phần chính là polyester và polyamide, trong đó thành phần PE chiếm tỷ lệ cao hơn với 80%, còn polyamide chiếm tỷ lệ với 20%.

Tuy nhiên, tỷ lệ 2 thành phần này có thể bị thay đổi bởi các đơn vị sản xuất và nhu cầu của người tiêu dùng. Nhưng tỷ lệ PE vẫn chiếm tối thiểu là 70% trong kết cấu Microfiber.

Thanh phan cua soi Microfiber

Tùy vào thành phần pha trộn mà chất liệu vải này sẽ có sự khác biệt. Nếu như tỉ lệ polyester nhiều hơn thì Microfiber sẽ có độ bền tốt hơn, nhưng lại bị cứng và khả năng hấp thụ kém.

Ngược lại, nếu tỷ lệ polyamide nhiều hơn thì vải sẽ có độ mềm, dẻo, khả năng hấp thụ tốt hơn nhưng về độ bền thì sẽ thấp hơn.

Quy trình sản xuất vải Microfiber

Nấu chảy polyester và polyamide

Đầu tiên để sản xuất ra thành sợi Microfiber, người thợ sẽ đem PE và polyamide đi nung chảy. Hai loại hạt này sẽ được lấy với tỷ lệ hợp lý và tỷ lệ này phải phụ thuộc vào ý đồ của nhà sản xuất.

Tạo sợi

Sau khi đem 2 thành phần nung chảy, người thợ sẽ cho vào khuôn phản lực. Khuôn này sẽ có các lỗ nhỏ để có thể phun sợi. Không khi di chuyển qua khuôn sẽ giúp các chất lỏng tạo thành sợi. Nhờ vào lực hấp dẫn sẽ làm cho các sợi này thành những sợi liên tục.

Thành phẩm

Sau khi khô, chúng sẽ được đem đi dệt thành vải. Những tấm vải được ngâm trong bể nhuộm chứa dung dịch kiềm. Giai đoạn này sẽ giúp cho các vi sợi được tách ra, tạo thành lỗ hở tăng sự hấp thụ ẩm và giữ được bụi bẩn.

Đặc tính vải Microfiber

Cảm giác thoải mái

Yếu tố đầu tiên phải nói đến của vải Microfiber chính là đem đến sự thoải mái cho người sử dụng. Vải Microfiber được tổng hợp từ những sợi có kích thước nhỏ, nên mật độ sợi vải trên các sản phẩm sẽ dày.

Chính vì thế, khi dùng vật dụng từ Microfiber, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, đặc biệt là những sản phẩm từ chăn ga gối,…

An toàn với sức khỏe

Do được cấu tạo từ 2 thành phần lành tính nên sản phẩm từ vải Microfiber hoàn toàn an toàn với sức khỏe. Bên cạnh đó, vải này còn ngăn chặn các loại bệnh liên quan đến da, không gây kích ứng, phù hợp với mọi đối tượng. Nhất là người có làn da nhạy cảm và trẻ em.

Chống ẩm mốc tốt

Sợi vải Microfiber có khả năng thấm hút gấp 7 lần và làm khô nhanh gấp 4 lần so với các chất liệu khác. do đó, bạn có thể yên tâm sử dụng giặt sản phẩm đến từ chất liệu này mà không cần lo lắng vấn đề lâu khô, ẩm mốc khó chịu.

dac tinh vai Microfiber

Độ bền cao

Microfiber được ứng dụng kỹ thuật dệt trục theo chiều ngang nên các sợi được đan rất chắc chắn, chặt chẽ và khó bị phá vỡ. Chính vì kỹ thuật dệt này, vải Microfiber có độ bền lâu, ít xảy ra tình trạng bị phai màu khi giặt và đặc biệt không đổ lông, bám bụi,…

Khả năng kháng khuẩn tốt

Vải Microfiber có khả năng kháng khuẩn tốt nên được dùng nhiều trong các bệnh viện. Chất vải này loại bỏ được 99% các loại vi khuẩn, ngăn chặn mầm bệnh tấn công gây hại cho con người.

>>> Đọc thêm: Vải Flannel Là Gì? Màu Sắc Phổ Biến Của Vải Flannel Hiện Nay

Vải Microfiber có những nhược điểm gì?

Khả năng thấm hút kém hơn vải cotton

Vải microfiber sở hữu độ bền cao, do các sợi vải liên kết với nhau chặt chẽ nhưng nó cũng có một vài hạn chế là khả năng thấm hút kém hơn vải cotton. Mặc dù loại vải này đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu nhưng một số gia đình họ vẫn lựa chọn chất liệu cotton vì khả năng thấm hút của nó.

Cảm giác nóng khi sử dụng vào mùa hè

Vải có khả năng thấm hút tốt là ưu điểm nhưng nó cũng là một nhược điểm. Vào mùa hè, loại vải này sẽ gây cảm giác bí bách, khó chịu, ẩm ướt gây cảm giác khó chịu. Chính vì thế, vào mùa hè người ta thường ưu tiên dùng cotton hơn. Loại microfiber này sử dụng vào mùa đông thì sẽ thích hợp hơn.

Ứng dụng vải Microfiber trong đời sống

Đồ dùng may mặc

Thay vì sử dụng để may những trang phục hằng ngày, vải Microfiber được dùng chủ yếu để may những sản phẩm như đồ thể thao, quần áo vận động,… cho người thường xuyên hoạt động dưới nước như đồ bơi, quần bơi, đồ tắm,…Ngoài ra, các bộ đồng phục bảo hộ lao động cũng được nhiều người sử dụng trong các trường hợp công việc đặc biệt.

Đồ dùng phục kiện

Ngoài ứng dụng trong may mặc, chất liệu Microfiber cũng có thể kết hợp với chất liệu từ da để làm ra những phụ kiện trong sinh hoạt như ví, balo, túi xách, ốp lưng,…

ung dung vai Microfiber trong doi song

Sản phẩm cách điện

Nhờ vào khả năng giữ nhiệt, tránh hút ẩm nên vải Microfiber được ứng dụng may các vật liệu cách điện như phần lông của túi ngủ, thiết bị ngoài trời,… Bên cạnh đó, nó còn được dùng để cách nhiệt, cách nước trong lốp xe ô tô.

Sản phẩm chăn ga gối đệm

Vải Microfiber được ứng dụng vô cùng nhiều trong lĩnh vực sản xuất chăn ga gối đệm. Sản phẩm đến từ vải Microfiber đáp ứng được đủ nhu cầu khách hàng về chất liệu, màu sắc, kiểu dáng,…

Các sản phẩm khác

Ngoài ra vải Microfiber còn ứng dụng làm các vật dụng khác như nội thất da, ghế sofa,… một số sản phẩm làm sạch như găng tay, cây lau nhà,…

>>> Tham khảo thêm: Vải Nỉ Là Gì? Top Những Loại Vải Nỉ Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay

Cách vệ sinh, bảo quản sản phẩm từ Microfiber

Bạn có thể làm sạch các sản phẩm làm từ chất liệu microfiber bằng tay hay giặt máy đều được.

Đối với các bộ chăn ga gối đệm, bạn nên giặt máy sẽ làm sạch được tốt hơn và giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức.

Tuy nhiên, khi giặt máy bạn cần phải dùng loại máy có dung tích tương ứng với kích thước, trọng lượng sản phẩm và chỉ nên giặt ở nhiệt độ 30 – 45 độ.

Ngoài ra, bạn nên dùng các loại bột giặt có độ pH trung tính và hòa tan vào nước ấm trước khi giặt để tránh tình trạng vón cục trên sản phẩm.

Sau khi giặt xong, đem ra phơi ở nơi thoáng mát, ánh sáng nhẹ và có gió. Đặc biệt không nên sử dụng máy sấy để làm khô vì sẽ gây nhăn nhúm.

Một số câu hỏi thường gặp về chất liệu Microfiber

Vải Microfiber mua ở đâu?

Bạn nên mua vải Microfiber ở nơi uy tín, xưởng may đồng phục chất lượng để mua đúng giá và không bị lừa.

Vải Microfiber có nóng không?

Chất vải Microfiber khá nóng. Chính vì thế khi thời tiết nóng bức, bạn nên lựa chọn các loại chăn ga gối có khả năng thấm hút như cotton sẽ thích hợp hơn. Bạn có thể lựa chọn chất liệu Microfiber cho mùa thu đông là hoàn toàn hợp lý và hoàn hảo.

Trên đây là những thông tin về vải microfiber, ứng dụng, cách bảo quản đối với loại vải này do Đồng Phục ATĐ tổng hợp. Hy vọng với những thông tin tin tức trên bạn sẽ có những quyết định đúng đắn khi lựa chọn chất liệu cho sản phẩm của mình.

Để lại một bình luận