Vải Polyester Là Gì? Quy Trình Sản Xuất Ra Vải Polyester?

vai polyester la gi quy trinh san xuat ra vai polyester

Vải polyester là gì? Là chất liệu vải được sử dụng nhiều trên thị trường hiện nay, phổ biến ở ngành công nghiệp may mặc như quần áo, chăn ga gối đệm,…Vậy vải polyester có ưu điểm gì? Vì sao có nhiều loại vải chiết xuất từ tự nhiên như thun cotton, vải lanh, vải canvas… nhưng người dùng vẫn ưu ái chất vải poly? Ưu nhược điểm của vải sợi polyester là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Đồng Phục ATĐ để hiểu hơn nhé!

Vải Polyester là gì? Vải Polyester còn gọi là vải gì?

vai polyester la gi

Vải polyester là một từ ngữ tổng quát được sử dụng để gọi bất cứ loại vải nào có nguồn gốc từ sợi vải polyester. Đây là sợi tổng hợp được cấu thành từ ethylene thuộc gốc dầu mỏ.

Về cơ bản, poly là một loại nhựa, các sợi vải poly được hoàn chỉnh nhờ quá trình hóa học trùng hợp. Chúng có 4 dạng sợi cơ bản như sợi xơ, sợi thô, fiberfill và filament.

Polyester là tên viết tắt của một loại polymer nhân tạo tổng hợp và có tên gọi đầy đủ là polyetylen terephthalate (PET). Nó được tạo ra bằng cách trộn hỗn hợp hai chất ethylene glycol và terephthalic acid.

Nguồn gốc của vải sợi polyester

Vải sợi Polyester được phát hiện ở lần đầu tiên vào năm 1941 bởi 2 nhà hóa học người Anh (james Tennant Dickson và John Rex Whinfield).

Chất liệu này trở thành một trong các loại vải may áo thun phổ biến hơn vào những năm 1970 ở Mỹ nhờ vào các thước phim, poster quảng cáo treo khắp nơi và nội dung miêu tả rằng: “ Polyester là một chất liệu vải siêu bền, không nhăn, bạn có thể mặc chúng liên tục đến ngày thứ 68 mà không cần ủi (là) và trông vẫn rất đẹp” Tuy nhiên, chất vải vẫn có một số tranh cãi xoay quanh tính an toàn.

Ưu nhược điểm của vải Poly

Ưu điểm của vải Polyester là gì?

uu diem cua vai polyester

Dễ dàng giặt ủi

Polyester là chất liệu rất bền, chịu được nhiều loại hóa chất, chính vì thế khâu giặt ủi rất dễ dàng và đơn giản. Đối với Polyester, bạn có thể dễ dàng giặt, sấy khô mà không sợ nhiệt độ làm hư vải hay chế độ giặt mạnh so với khả năng chịu lực của vải.

Bên cạnh đó, vải polyester khô rất nhanh và đây chính là lý do tại sao vải poly được nhiều người dùng ưa chuộng.

Độ bền tốt

Vải polyester có khả năng chống độ co rút và giãn nhão vô cùng tốt. Nhờ quá trình kéo sợi nên các sợi poly cuộn vào nhau tạo thành một cấu trúc chắc chắn, khó phá vỡ.

Trong khi đó có một số loại vải khác như chiffon, cotton,… thường sẽ có xu hướng nhanh não và chùng xuống sau khoảng thời gian sử dụng nhất định. Nhưng vải polyester lại giữ được form dáng gần như ban đầu trong suốt thời gian sử dụng.

Bên cạnh đó, vải sợi polyester cũng có khả năng chống nhăn và không bị mài mòn theo năm tháng.

Giá thành rẻ

Vì nguyên liệu sản xuất ra vải có chi phí thấp và quy trình sản xuất cũng không quá phức tạp. Chính vì thế, vải Poly có giá thành rất rẻ, phù hợp với nhiều phân khúc của người tiêu dùng.

Một số ưu điểm khác

Vải Polyester có khả năng chống vi khuẩn, ẩm mốc rất tốt. Vì thế, quần áo từ chất liệu này có bề mặt trơn mượt, khi chạm vào rất dễ chịu và không quá mẫn cảm với làn da. Ngoài ra, bề mặt ngoài của vải polyester cũng khó bị bám bẩn.

Nhược điểm của vải Polyester là gì?

nhuoc diem cua vai polyester

Bạn có thể thấy rằng, các loại trang phục có chất liệu 100% polyester thường sẽ có xu hướng tĩnh điện, khiến tóc, lông tay, lông chân,… bị dựng đứng lên.

Nếu chạm vào người khác, vải cũng có thể gây ra các cú sốc điện tĩnh. Để loại bỏ được vấn đề này, vải thường được pha với các loại vải sợi khác, điển hình chính là sợi bông (polyester Cotton).

Bên cạnh đó, vải khá nóng và không thấm hút được mồ hôi tốt nên không được sử dụng ưa chuộng vào mùa hè. Điều này là do khả năng thấm thụ nhiệt của các sợi poly thấp so với các loại vải tự nhiên khác.

Với ngành công nghiệp may mặc ngày càng phát triển, người ta đã và đang bắt đầu sản xuất ra nhiều sợi polyester có khả năng hút ẩm tốt.

Đối với những người có làn da nhạy cảm nên cẩn trọng với loại vải này vì polyester thường bị đặt câu hỏi xoay quanh đến vấn đề an toàn sức khỏe gây dị ứng, châm chích cho da.

Vải sợi polyester rất dễ cháy nên bạn cần cẩn thận hơn khi mặc hoặc sử dụng sản phẩm có chất liệu 100% từ sợi poly. Một khuyết điểm nữa chính là vải không thân thiện với môi trường do có nguồn gốc từ nhựa dẻo và nhựa thì không thể phân hủy được.

Quy trình sản xuất ra vải Polyester

Bước 1: Phản ứng trùng hợp

Để tạo thành vải polyester, người ta thường sẽ trộn hỗn hợp dimethyl terephthalate với ethylene glycol, các chất xúc tác và đun nóng ở nhiệt độ 50 – 210 độ C để tạo ra hỗn hợp gọi là Monomer.

Monomer sẽ được cho phản ứng với Axit terephtalic và đun nóng với nhiệt độ 280 độ C. Sau đó, chất polyester bắt đầu hình thành và được đùn qua khe để tạo ra các dải polyester.

Bước 2: Sấy khô

Các dải Polyester thu được sẽ đem đi sấy khô và được làm mát cho đến khi chất liệu trở nên giòn hơn. Sau đó, chúng được cắt ra thành nhiều mảnh nhỏ và tiếp tục được sấy khô lần nữa để đảm bảo sợi poly thành phẩm có chất lượng ổn áp.

quy trinh tao ra vai polyester

Bước 3: Đùn sợi

Các mảnh polyester tiếp tục được đem đi nấu chảy với nhiệt độ 260 – 370 độ C để tạo thành một hỗn hợp dung dịch sệt. Dung dịch được đặt trong ổ phun sợi và đùn ép qua chiếc lỗ nhỏ với nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến nhất vẫn là hình tròn.

Mật độ lỗ trong ổ phun sẽ được xác định kích thước của sợi. Những sợi đơn sẽ được tạo thành khi các sợi nhỏ được phun ra từ ổ và xoắn lại với nhau.

Trong quá trình đùn sợi, người ta có thể thêm nhiều chất khác nhau vào hỗn hợp để có thể khắc phục một số khuyết điểm của Polyester nguyên bản như kháng khuẩn, kháng cháy, cách điện,…

Bước 4: Kéo sợi

Khi mới hình thành, polyester sẽ rất mềm và người ta có thể kéo dãn vải với chiều dài gấp vài trăm lần so với kích thước ban đầu. Sợi Poly càng bị kéo dãn nhiều càng có độ dày và đường kính nhỏ. Độ cứng, độ mềm của sợi thành phẩm cuối sẽ được quyết định thông qua bước này.

Bước 5: Cuốn sợi

Sợi polyester sẽ được cuộn vào một ống lớn và sẵn sàng đến khâu dệt vải.

Ứng dụng của loại sợi vải trong đời sống

Ứng dụng trong thời trang

ung dung trong thoi trang

Đây sẽ là một sự lựa chọn lý tưởng đối với ngành may mặc bởi chúng có độ bền và khả năng chống nhăn đáng kinh ngạc. Vải poly dùng để sản xuất các trang phục thể thao và thường được pha thêm cotton để tăng khả năng hút ẩm.

Ngoài ra, vải còn được ứng dụng để may các sản phẩm chống thấm nước như dù, áo mưa,… hoặc các vỏ bọc bên ngoài hành lý, túi đựng tài liệu,…

Ứng dụng trong công nghiệp

ung dung trong cong nghiep

Vải polyester được ứng dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp để sản xuất ra các sản phẩm như vật liệu cách điện,… Nó có nhiều ưu thế nổi trội hơn so với các sợi truyền thống nhờ vào đặc điểm không hút ẩm, vải khó dính bẩn, kháng bụi,… Vải polyester cũng dễ bắt màu nhuộm và không bị hủy hoại bởi nấm mốc do ẩm ướt gây ra.

Ứng dụng trong chăn ga gối đệm

ung dung trong chan ga goi dem

Đây là chất liệu cách nhiệt hiệu quả nên được ứng dụng rất nhiều để sản xuất chăn ga, gối đệm,… Cũng giống như quần áo, vải poly ứng dụng trong chăn ga gối thường được pha thêm sợi cotton để tăng độ thấm hút mồ hôi.

Cách bảo quản và sử dụng chất liệu polyester

Không giống với những chất liệu khác, việc bảo quản và sử dụng vải poly thường khá đơn giản. Bạn có thể giặt chúng bằng tay hay bằng máy đều được và khi giặt bạn nên dùng thêm nước xả để vải được mềm hơn.

Không nên giặt chung với nước quá nóng hoặc chế độ giặt quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của vải.

Đặc biệt, vải có khả năng chống nhăn nên trong quá trình sử dụng bạn không cần phải ủi (là) quá nhiều.

Một số câu hỏi của khách hàng đặt ra khi tìm hiểu về vải Poly

Vải polyester có co giãn không?

Polyester có độ giãn tốt cùng khả năng chống co rút. Qua quá trình sản xuất kéo sợi, sợi poly cuộn vào nhau và tạo thành một cấu trúc khó bị phá vỡ.

Vải Polyester có tốt không?

Vải polyester có nhiều ưu điểm như không nhăn, không bám bụi,… và có giá thành vô cùng rẻ. Tuy nhiên cũng có nhiều khuyết điểm. Chính vì thế, người sử dụng nên tìm hiểu rõ trước khi mua và sử dụng nhé!

chat vai polyester co nong khong

Chất vải polyester có nóng không?

Các sản phẩm đến từ vải polyester thường khá nóng nên vì thế không được sử dụng phổ biến vào mùa hè. Tuy nhiên, với công nghệ may mặc ngày càng phát triển, người ta đã cho ra các sản phẩm polyester pha để vải có khả năng thấm hút nhiều hơn.

Vải polyester có bị xù lông không?

Vải có cấu trúc rắn, không bị rỗng ở bên trong, nhiều phân tử kết hợp với nhau tạo ra phần tử lớn có cấu trúc tương đồng. Chính vì thế mà vải polyester không bị xù lông, không chảy xệ khi giặt quá nhiều lần.

Không khó để có những trang phục đến từ vải polyester trên thị trường may mặc hiện nay. Tuy nhiên, Đồng Phục ATĐ khuyên bạn nên cân nhắc nhiều đến chất vải polyester nhé! Có nhiều ưu điểm song cũng có nhiều khuyết điểm hiện hành. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết Vải Polyester là gì? của Đồng Phục ATĐ nhé! Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định đúng đắn của mình khi lựa chọn mua sản phẩm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *