Vải CVC Là Gì? Giá Vải CVC Trên Thị Trường Hiện Nay Bao Nhiêu?

vai cvc la gi

Vải CVC là loại vải được sử dụng nhiều trên thị trường may mặc hiện nay. Chất liệu vải chính của CVC là hỗn hợp giữa 35% vải polyester và 65% sợi cotton. Để hiểu rõ về sợi CVC là gì? Mời bạn theo dõi bài viết của Công ty may áo đồng Phục ATĐ nhé!

Vải CVC là gì?

Vải CVC là cụm từ viết tắt “Chief Value of Cotton” có nghĩa là “sợi bông có giá trị cao”. Vải CVC là sự pha trộn thành phần giữa cotton tự nhiên pha với Polyester nhân tạo, được sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc.

Với khả năng thấm hút mồ hôi tốt, bền, thoáng khí nên khi sử dụng chất vải CVC được ứng dụng rất nhiều trong ngành thiết kế thời trang.

Ưu nhược điểm của vải thun CVC

Ưu điểm vải CVC

  • Sợi vải mềm, độ co giãn tốt: Với tỷ lệ cotton tự nhiên cao nên vải CVC là chất liệu mềm mại mang đến cảm giác thoải mái cho người sử dụng.
  • Thoải mái, thoáng mát: Vải có khả năng hút nước nhanh, tạo cho người sử dụng cảm giác khô thoáng và dễ chịu.
  • Độ bền tốt: Kết hợp giữa sợi tự nhiên và sợi nhân tạo nên vải có độ bền cao, giữ được form dáng lâu.
  • Bền màu: Màu vải CVC rất khó phai, dùng được trong khoảng thời gian dài vì nó được nhuộm thuốc hoạt tính.
  • Thân thiện với môi trường: Với tỷ lệ sợi tự nhiên cao, CVC không gây kích ứng cho da khi sử dụng và cũng rất dễ phân hủy ngay sau khi sử dụng.
  • Đa dạng hoa văn: Vải CVC sở hữu nhiều cách dệt vì tỷ lệ sợi khác nhau và tạo ra được nhiều hoa văn cho người sử dụng lựa chọn.
  • Kháng khuẩn, chống nấm, bụi: Sợi polyester trong CVC là chất liệu chính tạo nên được đặc tính này.
uu nhuoc diem cua vai thun CVC

Nhược điểm vải CVC

  • Giá thành: CVC có giá thành khá cao so với các loại vải khác có trên thị trường.
  • Khó khô: Khả năng thấm hút tốt nên vải CVC rất khó khô và cần nhiều thời gian để phơi.
  • Vải co giãn nhiều: Vì vải CVC có ưu điểm là độ co giãn tốt nhưng sau khoảng thời gian dài sử dụng thì vải này dễ xảy ra hiện tượng co giãn quá mức làm vải không được như ban đầu.
  • Vải dễ bị xù lông: CVC dễ bị xù lông nhẹ, tạo thành một lớp tơ trên bề mặt sau một khoảng thời gian dài sử dụng.
  • Vải bị nổ những lỗ nhỏ trên bề mặt: Bề mặt của vải dễ bị những lỗ nhỏ do mật độ dệt sợi thấp.

>>> Xem thêm: Vải Microfiber Là Gì? Nguồn Gốc Lịch Sử Của Vải Microfiber

Phân loại vải CVC

Vải CVC 60/40

Là loại vải được dệt từ sợi bông (cotton) chiếm 60% và polyester chiếm 40%. Phương pháp áp dụng để tạo ra CVC 60/40 là kiểu dệt vân điểm 1/1, chéo 2/1 hoặc chéo 2/2.

Vai CVC 60/40

Mật độ dệt của sợi vải khác nhau từ khoảng 26 đến 110 sợi cho chiều ngang và 40 đến 150 sợi cho chiều dọc.

Vải CVC 65/35

Vải CVC 65/35

Với tỷ lệ sợi bông là 65% và 35% là sợi polyester nên vải này có chất lượng gần giống với vải Cotton 100%. Vì vậy, loại vải CVC 65/35 này là sự lựa chọn hoàn hảo thay thế cho vải sợi cotton 100%.

Cách phân biệt vải CVC

Vải CVC có nhiều đặc điểm cũng như tính chất khác biệt rõ so với các loại vải khác nên việc phân biệt loại vải này cũng không hề khó.

Đầu tiên, bạn hãy chọn một mẫu vải CVC nhỏ để thử theo cách dưới đây:

  • Nhận biết bằng cách đốt: Đốt mẫu vải CVC bằng lửa, nếu như vải cháy nhanh, sẽ có mùi nhựa, tro bị vón thành cục nhỏ.
  • Nhận viết bằng nước: Nhúng thử mẫu vải vào trong thao nước, chất CVC sẽ thấm nước nhanh chóng.
  • Nhận biết bằng tính chất: Vò kỹ vải CVC, nếu như vải ít nhàu thì nó chính là vải CVC.

Vải TC là gì?

Vải TC (tixi) là loại vải được dệt kết hợp giữa cotton và polyester. Trong đó cotton chiếm 35%, PE chiếm 65% nên nó còn có một tên gọi khác nữa là cotton 35/65.

Vai TC la gi

TC được viết tắt từ Terylene/Cotton, tiếng Nhật là Terylene có nghĩa là Polyester, vì thế mà loại vải này được gọi là Terylene Cotton hay TC.

So sánh vải CVC là vải TC

Vải CVCVải TC
Tỷ lệ– Sợi cotton 65/35
– Sợi polyester 35/40
– Sợi cotton 35
– Sợi polyester 65
Khả năng thấm hútNhanh, tương đối tốtChậm hơn so với CVC
Cảm nhận vảiSợi vải mềm mang lại cảm giác thoải máiSợi vải thô, cứng tạo cảm giác nóng bức
Đặc điểmVải dễ bị xù lông, tạo lớp tơ mịnBề mặt bóng, khó xù lông
Giá thànhCaoThấp
Độ nhănÍt nhănBề mặt nhẵn, không nhàu
Ứng dụngỨng dụng trong những đồ dùng có giá trị caoỨng dụng mặt hàng có giá trị trung bình
Cách giặtKhó giặt, khô lâuDễ giặt, khô nhanh
Độ bềnKém bền với ánh sáng mạnh, nhiệt độ caoBền với chất tẩy rửa hóa học
Độ phân hủyVải dễ bị mụcVải bền và khó bị mục

Ứng dụng chất liệu CVC trong may mặc

  • Sản xuất vật dụng gia đình: Với đặc điểm là mềm, mang đến cảm giác thoải mái khi sử dụng, vải CVC là lựa chọn hoàn hảo cho các vật dụng trong nhà như chăn ga, gối, khăn tắm,…
  • Trong may mặc: Rất nhiều trang phục được may từ chất liệu vải CVC như áo lớp đồng phục, đồng phục thể thao, áo thun,… phổ biến trên thị trường.

>>>> Đọc thêm: Vải Flannel Là Gì? Màu Sắc Phổ Biến Của Vải Flannel Hiện Nay

Giá vải CVC là bao nhiêu trên thị trường hiện nay?

Vải CVC có nhiều màu sắc, cách in áo khác nhau đã tạo nên sợi vải khác nhau tùy theo nơi sản xuất. Chính vì thế mà trên thị trường có sự chênh lệch về giá vải.

Hiện nay, giá vải CVC trung bình từ khoảng 88.000đ – 130.000đ/kg cho trọng lượng từ 2m7 đến 3m và khổ 1m68 đến 1m8.

Tuy nhiên có sự chênh lệch về giá giữa các màu sắc vải. Cụ thể, CVC có màu đậm sẽ có giá thành cao hơn khoảng 16.000đ – 36.000đ so với CVC màu nhạt.

Ngoài ra, giá vải còn phù thuộc vào chất lượng, đặc tính co giãn và số lượng mua. Nên bạn hãy chọn cho mình cơ sở uy tín để đảm bảo nguồn cung cấp vải chất lượng và giá cả hợp lý nhé! Còn nếu như bạn đang muốn tìm may sản phẩm đồng phục từ vải CVC thì Đồng Phục ATĐ chính là nơi mà bạn có thể đặt may đấy!

Trên đây là những thông tin về đặc tính, ưu nhược điểm của vải CVC của Đồng Phục ATĐ đã tổng hợp. Hy vọng với tin tức ý nghĩa mà chúng tôi giới thiệu trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại vải này và chọn lựa được cho mình chất liệu phù hợp để thiết kế các sản phẩm theo nhu cầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *