Vải Jacquard Là Gì? Cách Vệ Sinh Và Bảo Quản Vải Jacquard

vai jacquard

Vải Jacquard chắn hẳn còn quá xa lạ với người tiêu dùng hiện nay. Jacquard là loại vải được dệt kim kỹ thuật độc đáo, không những phổ biến ở ngành may mặc mà còn được dùng trang trí nội thất, chăn ga gối đệm. Vậy Jacquard là gì? Hãy tìm hiểu tất cả thông tin về chất liệu Jacquard qua bài viết dưới đây của Đồng Phục ATĐ nhé!

Vải Jacquard là gì?

Vải Jacquard là một loại vải được dệt hoa văn trên chất liệu vải. Vải không dùng công nghệ in hoa văn mà loại vải này có sẵn những hoa văn đó. Bạn rất dễ để có thể bắt gặp loại vải này hầu hết các đồ nội thất gia đình như khăn trải bàn, rèm cửa, vỏ bọc sofa, ga, gối đệm,…

vai jacquard la gi

Loại vải này được tạo ra từ nhiều sợi như: sợi bông, sợi tơ tằm và sợi PE. Chính vì thế, loại này có đặc điểm nổi bật hơn các loại vải khác chính là ở độ dày.

Lịch sử hình thành vải Jacquard

Nhiều người cho rằng, vải Jacquard có nguồn gốc từ thổ cẩm, bề ngoài vải không chỉ có một màu hay hoa văn duy nhất. Cho đến khi sợi lanh, sợi len được ứng dụng rộng trên thị trường cùng với việc nhập khẩu lụa các nước khác nhau, họ đã dùng chất liệu này để dệt may vải thổ cẩm.

Chất liệu này có dạng thô, dày dặn giống các tấm thảm mà các vị vua sử dụng. Loại này thường dành cho tầng lớp quý tộc, những người có địa vị thời xa xưa. Đây cũng được coi là biểu tượng cho sự giàu có, quyền uy của các vị vua.

Mãi một thời gian sau, vải Jacquard được phát minh bởi Joseph – Marie Jacquard năm 1804. Sau khi loại vải này được ra đời, người ta sử dụng tên của ông nhằm ghi nhớ công lao của ông. Loại vải này, có sự kết hợp giữa một số loại khác nhau để nâng cao chất lượng so với vải thổ cẩm.

Thời xưa, công nghệ chưa được phát triển, chủ yếu là dệt thủ công, tốn rất nhiều thời gian và công sức. Nhưng hiện tại, với công nghệ phát triển, người ta chế tạo ra máy dệt Jacquard giúp tiết kiệm được nhiều chi phí.

Phân loại sở vải Jacquard

Vải gấm Jacquard

Vai gam Jacquard

Loại vải này được làm 90% là thủ công với họa tiết, hoa văn được dệt thành vải. Vải gấm được sử dụng để làm rèm cửa, đồ ngủ, nội thất và là quà tặng có giá trị cao như túi xách,…

Sợi Vải Damask Jacquard

Damask có chất lượng ổn hơn so với vải gấm, vải sẽ có độ bóng, khá mềm mượt. Màu nền thường chỉ có một tông màu chủ đạo. Các sợi tạo nên Damask là sợi len, tơ tằm, sợi lanh,… có thể kết hợp với một lượng nhỏ của sợi tổng hợp.

>>>> Xem thêm: Vải Flannel Là Gì? Màu Sắc Phổ Biến Của Vải Flannel Hiện Nay

Soi Vai Damask Jacquard

Hoa văn của vải sẽ được dệt theo chiều ngang, cấu trúc vải được dệt theo chiều dọc. Bạn có thể bắt gặp loại vải này làm khăn trải bàn, màn cửa, chăn ga gối đệm,…

Vải Matelassé

Vai Matelasse

Vải được tạo nên dựa vào phương pháp Jacquard với các loại sợi thường gặp như bông, tơ lụa,… phần bề mặt vải khá mềm, khả năng thấm hút tốt.

Vải Cotton Jacquard

Vai Cotton Jacquard

Vải dệt theo kiểu Jacquard hầu hết đều có những ưu điểm nổi bật của sợi cotton chính là không nhăn, bền màu, khả năng thấm hút, thân thiện với người dùng. Vải Cotton Jacquard này, bạn có thể nhận biết bằng cách nhìn hai mặt của vải với một mặt nổi và mặt khác sẽ chìm.

>>>> Xem thêm: Vải Cotton Là Gì? Cách Nhận Biết Các Loại Vải Cotton Cao Cấp

Lụa Jacquard

Lua Jacquard

Sợi vải chính là tơ tằm, các họa tiết được dệt trực tiếp lên trên vải. Lụa Jacquard khá mềm, mịn, thông thoáng. Những mẫu đồng phục văn phòng đẹp hiện nay thường được làm từ loại vải này, bởi thiết kế đẹp và chất lượng sản phẩm tốt.

Ưu nhược điểm của vải Jacquard

Ưu điểm của vải Jacquard

  • Về độ bề cao: Đặc điểm này cũng chính là lý do cao nhấn mà các công ty chọn vải Jacquard để sản xuất chăn ga gối đệm. Hầu hết các sản phẩm làm từ vải này có tuổi thọ rất cao.
  • Tính dẻo dai: Cấu trúc các sợi liên kết bản chất rất cao khi kết hợp thêm kiểu Jacquard tạo ra chất vải thực sự chất lượng. Suốt thời gian dùng, trong quá trình vệ sinh, nó cũng không bị ảnh hưởng bởi chất lượng sản phẩm.
  • Tính thẩm mỹ: Với họa tiết, hoa văn được dệt trực tiếp trên dòng sản phẩm, đã làm cho nó có tính thẩm mỹ cao, độc đáo và sáng tạo.
  • Màu sắc vải đa dạng: Có thể nói, những công nghệ in kỹ thuật số hay dệt lụa việc tạo ra vải với màu sắc đa dạng không quá khó khăn nhưng với phương pháp tạo ra vải Jacquard thì lại khác. Bạn muốn tạo ra màu cần phải nhuộm từ khâu làm sợi sau đó sử dụng màu phù hợp để dệt.

Nhược điểm của vải Jacquard

Vải Jacquard có nhược điểm lớn nhất chính là khó bảo quản. Nếu sử dụng chất tẩy rửa quá mạnh sẽ làm vải bị giảm tuổi thọ nhanh.

Ngoài ra, nếu bạn phơi dưới ánh nắng trực tiếp cũng sẽ làm cho vải kém bền. Chính vì thế mà bạn cần phải phơi ở nơi khô ráo, thoáng mát, có độ râm và là nhiệt độ là 30 độ để đảm bảo sản phẩm.

Ứng dụng của Jacquard Fabric là gì?

Ứng dụng trong may mặc

Một chất liệu tốt không sử dụng để may các bộ quần áo thì thực sự là điều vô cùng thiếu sót. Bạn có thể tìm đến các cửa hàng hay xưởng may cao cấp, uy tín để có mẫu áo khoác được làm từ chất liệu này. Bên cạnh đó, vải Jacquard còn dùng để may caravat,áo sơ mi đồng phục, áo dài đồng phục,…

>>>> Đọc thêm: Vải Voan Là Gì? Các Loại Vải Voan Phổ Biến Trong Đời Sống

Ứng dụng trong đồ trang trí nội thất

Đây là chất vải được ứng dụng nhiều nhất trong đồ trang trí nội thất. Bạn có thể bắt gặp nó trong một số khu nghỉ dưỡng, khách sạn,…. Nó dùng để làm rèm cửa, thảm trải, khăn trải bàn,…

Vỏ bọc của đệm

Hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều doanh nghiệp đã dùng chất vải này để làm vỏ bọc đệm. Điều này giúp nâng cao tính thẩm mỹ mà còn tăng thêm sự sang trọng của sản phẩm.

Quy trình sản xuất vải Jacquard

Bước 1: Kéo sợi

  • Các nguyên liệu sau khi mua về đưa vào nhà máy để loại bỏ tạp chất như bụi bẩn, hạt giống,… sau đó tiếp tục đưa chúng đi kéo thô tăng kích thước, tạo độ bền, sự dẻo dai cho sợi vải.
  • Các ống sợi được đưa vào quá trình hồ sợi dọc để tạo thành màng hồ bọc quanh sợi giúp cho vải bền chắc, trơn, bóng hơn nhờ sử dụng tinh bột biến tính và hồ nhân tạo.

Bước 2: Nhuộm màu

  • Sợi sau khi được kéo sẽ được đưa đi tẩy màu tự nhiên. Trước khi cho vào dệt theo công nghệ thì sợi thường được xử lý bằng thuốc nhuộm, dung dịch hữu cơ để vải được bền màu.
  • Cùng với đó là sẽ tiến hành xen kẽ liên tục công đoạn giặt vải để tách phần màu bị dư và bụi bẩn còn sót lại.

Bước 3: Dệt vải

  • Sau khi nhuộm xong, các sợi vải sẽ được đưa vào máy dệt Jacquard, sợi ngang xen kẽ với sợi dọc tạo ra những tấm vải có hoa văn theo mẫu. Sau khi dệt xong, các tấm vải sẽ được đem đi nấu trong dung dịch hóa học, chất phụ trợ,…

Bước 4: Hoàn thành

  • Sau khi kết thúc quy trình dệt, vải Jacquard sẽ được đem đi kiểm tra, hoàn thành và đóng gói. Sau đó sẽ chuyển sang bước thiết kế và đưa ra ngoài thị trường.

Cách vệ sinh, bảo quản vải Jacquard

Cach ve sinh bao quan vai Jacquard
  • Nên giặt bằng tay, hạn chế giặt máy để tránh tác động mạnh từ máy giặt.
  • Giặt ở nhiệt độ 30 độ sẽ giúp làm sạch dễ dàng hơn mà không gây hư hại.
  • Không dùng chất tẩy mạnh, đặc biệt là sản phẩm thủ công nhiều chi tiết.
  • Nếu vải có gắn kim loại, nên giặt khô để bảo quản được chất lượng sản phẩm.
  • Phơi vải ở nơi thoáng mát, đủ gió, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời.
  • Cần tránh những vật sắc nhọn đâm chọc lên bề mặt của vải.

Bài viết tin tức trên của Đồng Phục ATĐ hy vọng sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn những thông tin hữu ích về vải Jacquard và quy trình sản xuất vải Jacquard. Mong với những kiến thức trên sẽ giúp bạn lựa chọn cho mình những sản phẩm ưng ý từ chất liệu này.

Để lại một bình luận