Kỹ Thuật In Lụa Là Gì? Quy Trình Của In Lụa Như Thế Nào?

ky thuat in lua

Kỹ thuật in lụa là một kỹ thuật in ấn lĩnh vực may mặc được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người chưa nắm được công nghệ in và loại vải nào phù hợp để in? Bài viết dưới đây của Đồng Phục ATĐ sẽ giải đáp tất tần tật về quy trình in lụa cao cấp, hãy theo dõi nhé!

Kỹ thuật in lụa là gì?

Kỹ thuật in lụa là một phương pháp in ấn sử dụng khuôn in. Khuôn in này dùng để định vị hình in và dùng thanh gạt để tán đều mực in lên trên bề mặt thông qua tấm lưới in.

ky thuat in lua

Sở dĩ có tên gọi như vậy vị ban đầu khi áp dụng kỹ thuật in này, người thợ chuyên nghiệp đã sử dụng tơ lụa để ngăn cách mực in và vật liệu cần in.

Trong những năm sau đó, người ta đã dần thay thế bằng chất liệu khác như vải sợi, vải bông, lưới kim loại,… thế nhưng cái tên gọi in lụa vẫn giữ lại cho kỹ thuật in ấn này.

Lịch sử phát triển của in lụa

In lụa đã có từ rất lâu đời, vào thời điểm 1000 năm trước đây, người ta đã phát hiện ra cách tạo bản sao hình ảnh lên vật liệu thông qua việc kéo căng sợi vải trên khung gỗ.

Cho đến Pháp và Đức vào những năm 1870, các nhà nghiên cứu đã phát minh ra việc dùng vải tơ lụa làm lưới in, giúp tạo bản sao lên bề mặt khác nhanh chóng, đồng bộ.

Đến năm 1907, Samuel Simon đã sáng chế ra quá trình làm lưới bằng sợi tơ. Năm 1914, John Pilsworth phát triển công nghệ in lưới nhiều màu và ứng dụng lần đầu tại San Francisco, California. Đây là lần đầu tiên đánh dấu cột mốc phát triển cho đến hiện tại.

Phân loại công nghệ in lụa

Về phân loại kỹ thuật in lụa, có nhiều cách phân khác nhau. Tùy vào mỗi cách phân dựa trên tiêu chí mà sẽ có những kỹ thuật in khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại dựa vào tiêu chí khác nhau.

Dựa vào cách sử dụng

Dựa vào cách thức dùng khuôn in gồm:

  • In lụa trên bàn in thủ công
  • In lụa trên bàn in có cơ khi hóa một vài thao tác
  • In lụa trên máy in tự động.
phan loai cong nghe in lua

Dựa vào hình dáng khuôn in

Hình dáng khuôn in có 2 loại kỹ thuật in:

  • Kỹ thuật in dùng khuôn lưới phẳng
  • Kỹ thuật in dùng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay.

Dựa vào phương pháp in

  • In lụa trực tiếp: kiểu in trên sản phẩm in lụa màu nền là trắng hoặc màu nhạt và màu nền không ảnh hưởng đến màu in.
  • In lụa phá gắn: Kiểu in trên sản phẩm có màu nền, màu mực in phá được màu nền và gắn được màu cần in lên.
  • In lụa dự phòng: Kiểu in ra sản phẩm có màu nhưng không dùng cách in phá gắn.

Nguyên lý của nghề in lụa

Nguyên lý của kỹ thuật in lụa rất đơn giản, cũng gần giống với việc in mực dầu trên bề mặt giấy nến. Trong in lụa, người thợ sẽ sử dụng khuôn lụa tơ tằm hoặc khuôn kim loại và quét mặt lên trên. Chỉ có một phần mực thấm qua khuôn để đi xuống tạo hình trên vật liệu.

Ưu nhược điểm của kỹ thuật in lụa

Mỗi phương pháp dịch vụ in áo đều có những ưu, nhược điểm riêng. Vậy nên khi lựa chọn, bạn cần nên nắm bắt rõ ưu nhược điểm để quyết định đưa ra chọn in lụa hay phương pháp in khác.

Ưu điểm kỹ thuật in lụa

In lụa sở hữu nhiều ưu điểm nên nó là kỹ thuật được áp dụng từ rất lâu đời và được sử dụng rộng rãi. Dưới đây là một vài ưu điểm của in lụa:

  • Chi phí in ấn thấp vì không đầu tư quá nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho quá trình in ấn.
  • Có thể in nhiều chất liệu khác nhau: vải, giấy, thủy tinh, giấy, gốm sứ, cao su,… với hình ảnh chất lượng, sắc nét.
  • Có thể in nhiều màu theo sở thích, ý muốn của mình.
uu nhuoc diem cua ky thuat in lua

Nhược điểm kỹ thuật in lụa

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, kỹ thuật in lụa cũng có các nhược điểm như sau:

  • Mỗi màu in, hình in sẽ được thực hiện và sử dụng khuôn khác nhau. Nên rất tốn thời gian và nếu in với số lượng ít sẽ tốn rất nhiều chi phí in nhiều màu.
  • Dễ bị đứt, gãy hình trong quá trình thực hiện in hoặc sau khi in nếu như dùng mực in không tốt.
  • Mực bám chặt lên trên vật liệu nên khó giặt tẩy. Nên khi thực hiện in đòi hỏi phải cẩn thận tránh bị mực lem ra bên ngoài.
  • Mỗi lần in sẽ cần phải có bảng phim in lụa nên cần có file vector, file thiết kế. Còn những file ảnh thì không sử dụng được, đòi hỏi người làm phải thiết kế sang 2 loại file trên, rất mất thời gian.
  • In lụa rất khó để in những hình biến sắc, vì thế mà hầu hết các sản phẩm in lụa đều là màu đơn sắc.
  • In lụa mất nhiều thời gian, công đoạn nên không thể lấy liền như in kỹ thuật số. Hơn nữa, nó chỉ phù hợp với những đơn hàng số lượng ít,…

In lụa cần những yếu tố nào?

Vật liệu cần in

Các vật liệu cần in hình, in thông tin trên đó sẽ bao gồm: vải, cao su, giấy, thủy tinh, kim loại, vật liệu da,…

Khuôn in

Khuôn in được làm từ khung gỗ có hình chữ nhật hoặc hình vuông để cố định lưới in. Khuôn in cũng là nơi chứa mực và cho mực đi qua lưới thấm xuống bề mặt vật liệu.

Phần lưới in

Phần lưới in này khá đa dạng, có thể là vải lụa tơ tằm, vải bông, vải cotton hay tấm lưới bằng kim loại,… Lưới in sẽ chia thành ¼ in và và ¼ không in.

Mực in

Mực in lụa rất khác với những loại mực khác, chúng có độ dẻo, sệt. Thông thường nó sẽ được sản xuất theo từng màu và để theo riêng từng hộp. Còn muốn tạo màu khác, người thợ sẽ phải tự pha trộn.

Thanh gạt

Thanh gạt phụ thuộc vào khuôn in để thiết kế kích thước, thường là được làm bằng gỗ. Phía dưới thanh gạt có sự bằng phẳng để khi kéo trên bề mặt lưới tạo được hình in đồng đều.

Bàn in

Đây là dung cụ để đặt và cố định vật liệu in. Người ta sẽ dùng lớp keo đặc biệt giúp cho vật liệu không bị dịch chuyển và quá trình in không bị xô lệch, lem màu.

in lua can nhung yeu to nao

Quy trình của in lụa diễn ra như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị khung, pha keo

Đầu tiên, người thợ sẽ chuẩn bị khung in. Sau đó sẽ tiếp tục pha keo PVA, keo cần có độ sệt nhất định để có thể đạt được hiệu quả cao khi phủ lên bề mặt lưới in.

Bước 2: Chụp phim, tạo khuôn in

Ở bước này, người làm sẽ dùng keo tráng kín bề mặt lưới in và đem sấy khô. Tiếp đến là tiến hành chụp phim lên lưới in bằng cách đặt bảng phim lên lớp keo của khuôn và chụp dưới ánh nắng mặt trời hay dưới ánh đèn trắng.

Sau 2 – 3 phút, thợ in sẽ lấy khuôn in ra xịt nước. Những vị trí vừa chụp phim, lớp keo sẽ bị rửa trôi và mực in sẽ dễ thấm qua. Mỗi màu sẽ dùng 1 bảng phim khác nhau để thực hiện nhiều lượt in.

quy trinh cua in lua

Bước 3: Pha mực

Bước này sẽ áp dụng những hình in pha màu sắc. Thợ sẽ dùng những màu cơ bản tiến hành pha trộn tạo được màu mực đúng với hình cần in.

Bước 4: Tiến hành in

Tiến hành in ấn, người làm sẽ cố định vật liệu lên bàn in bằng lớp keo → Đặt khuôn vào vị trí → Cho mực lên và kéo thanh gạt cho mực in thấm qua lưới → Lặp lại ít nhất 2 lần để mực bám đều lên bề mặt.

Bước 5: Sấy khô hoặc phơi thành phẩm

Sau khi có được thành phẩm, thợ in sẽ tiến hành sấy khô. Phơi từ 12 – 48 tiếng để hình in được khô và bám chặt vào bề mặt.

Cơ sở in lụa gia công uy tín tại TPHCM uy tín, giá tốt nhất

Hiện nay, có rất nhiều người có nhu cầu in lụa in áo đồng phục công ty, in hình lên cốc, ly, in thiệp cưới,… theo yêu cầu. Kéo theo đó là nhiều xưởng in lụa ra đời. Tuy nhiên để đảm bảo về chất lượng, uy tín thì Đồng Phục ATĐ đang là sự lựa chọn tốt nhất.

Đồng Phục ATĐ là xưởng may áo thun đồng phục chuyên cung cấp các loại in ấn sử dụng phổ biến số 1 hiện nay. Không chỉ in lụa, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ in ấn khác: in Offset, in kỹ thuật số, in nổi Flexo, ép kim, ép nhũ,… Tất cả đều được đánh giá cao cả về kỹ thuật, lần giá thành.

Trên đây là toàn bộ thông tin bạn cần biết về kỹ thuật in lụa do Đồng Phục ATĐ tổng hợp. Với thông tin trên, hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về phương pháp in này. Từ đó sẽ biết được một vài hạn chế của nó để sử dụng phương pháp này hiệu quả hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *