Các tiêu chuẩn an toàn của quần áo bảo hộ lao động là yếu tố quan trọng trong lĩnh vực cơ khí, xây dựng và điện lực, đặc biệt tại các công trường công nghiệp. Kỹ sư phải đảm bảo quần áo bảo hộ đáp ứng các tiêu chí an toàn. Chính vì thế, trong bài viết hôm nay, Đồng Phục ATĐ sẽ cùng các bạn tìm hiểu nhé!
Công dụng của quần áo bảo hộ đạt chuẩn
Những chiếc áo bảo hộ an toàn không chỉ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người lao động khỏi các yếu tố có hại trong môi trường làm việc, như thời tiết, hoá chất, và các vật thể nguy hiểm, mà còn có những tính năng nổi bật khác:
- Tính bảo vệ: Áo bảo hộ đảm bảo an toàn cho người lao động cho tính mạng và sức khỏe của người lao động trong mọi tình huống.
- Tính linh hoạt: Chúng có thể tích hợp với các dụng cụ và thiết bị khác mà không làm gây cản trở trong quá trình làm việc.
- Thiết kế hiện đại: Áo bảo hộ thường có thiết kế gọn gàng, hiện đại, và có màu sắc nổi bật, giúp phân biệt dễ dàng giữa các nhóm công nhân lao động khác nhau.
Các tiêu chí an toàn của quần áo bảo hộ
Chất liệu phù hợp với từng ngành nghề
Với nhiều ngành nghề tiếp xúc với hóa chất độc hại và nguy cơ từ môi trường làm việc cao thì quần áo bảo hộ là trang thiết bị không thể thiếu.
Chúng đảm bảo an toàn và duy trì sức khỏe bảo vệ cơ thể khỏi các tác động bên ngoài như nhiệt độ cực đoan, hóa chất. Sự lựa chọn sản phẩm có chất liệu chủ yếu là kaki hoặc cotton nhờ vào tính năng của sợi vải.
- Khả năng chống rách: Chất liệu này đảm bảo quần áo không bị rách dễ dàng nếu chà xát hoặc va chạm với các vật dụng sắc nhọn.
- Độ dày và ấm: Sợi vải dày giúp duy trì cơ thể ấm áp trong môi trường lạnh.
- Thấm hút mồ hôi: Quần áo bảo hộ từ kaki hoặc cotton thấm mồ hôi nhanh chóng, mang lại cảm giác thoải mái trong ngày nắng nóng.
Kích thước vừa phải
Quần áo bảo hộ lao động thường có độ rộng vừa phải, không quá rộng để tránh vấp ngã hoặc vướng vào các vật thể khi làm việc.
Kích thước của quần áo bảo hộ khi sử dụng cần đảm bảo rằng người lao động cảm thấy thoải mái trong mọi tư thế làm việc, đồng thời giúp giúp làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Thương hiệu sản xuất uy tín
Quần áo bảo hộ lao động cần được sản xuất bởi cơ sở uy tín, chuyên nghiệp, có thương hiệu được chứng nhận để đảm bảo sản phẩm đáp ứng chất lượng và an toàn cần thiết cho từng ngành nghề.
Các cơ sở này sở hữu trang thiết bị hiện đại và đội ngũ nhân viên có kiến thức sâu về các yêu cầu an toàn, đảm bảo rằng quần áo bảo hộ phù hợp và an toàn.
Kết quả là sự an toàn tuyệt đối cho người lao động và hiệu quả cao cho doanh nghiệp sử dụng sản phẩm này.
Thiết kế tiện dụng
Quần áo bảo hộ lao động được thiết kế với sự tiện lợi và tối ưu hóa từng chi tiết, loại bỏ những chi tiết không cần thiết. Ví dụ, các túi hộp được đặt ở vị trí phù hợp để người mặc có thể dễ dàng mang theo dụng cụ lao động.
Đồng thời, trang phục bảo hộ cũng được thiết kế với tinh thần thẩm mỹ, giúp người mặc tự tin hơn với diện mạo của mình.
Tiêu chuẩn nón bảo hộ
Theo OSHA – Cục Quản lý An toàn & Sức khỏe Nghề nghiệp, người lao động phải đội mũ bảo hộ khi làm việc tại những nơi có nguy cơ chấn thương đầu do các vật thể rơi. Ngoài ra, mũ bảo hiểm cũng cần được đội tại những môi trường tiếp xúc trực tiếp với dây dẫn điện và có nguy cơ cao rơi xuống đầu.
Để đảm bảo an toàn, cần chọn mũ bảo hộ đáp ứng tiêu chuẩn chống điện hiện hành. Sản phẩm mũ bảo hộ lao động chất lượng phải được kiểm duyệt bởi OSHA và tuân theo các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI), Hiệp hội Thiết bị An toàn Quốc tế (ISEA) và tiêu chuẩn ANSI / ISEA Z89.1-2009.
Giày bảo hộ có tiêu chuẩn gì?
Các tiêu chuẩn an toàn cho giày bảo hộ được xác định bởi tổ chức và cơ quan chính phủ để đảm bảo rằng giày bảo hộ cung cấp sự bảo vệ đầy đủ cho chân người lao động.
Các quy định an toàn phổ biến nhất áp dụng cho giày bảo hộ là do Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (OSHA) tại Hoa Kỳ, Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Châu Âu (CEN) và Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) thiết lập.
- ASTM F2413
Được áp dụng cho giày an toàn tại Hoa Kỳ và đánh giá nhiều khả năng hiệu suất, bao gồm khả năng chống va đập, chống nén, bảo vệ khỏi nguy cơ của điện và chống trượt.
- EN ISO 20345
Đây là tiêu chuẩn châu Âu dành cho giày bảo hộ lao động. Nó bao gồm yêu cầu cơ bản về an toàn như chống va đập và nén cũng như yêu cầu đặc thù cho từng loại giày, ví dụ như đế cách điện và chống đâm xuyên.
- OSHA
Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (OSHA) tại Hoa Kỳ thiết lập các quy định cho giày bảo hộ trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm xây dựng và công việc điện.
- SB, S1, S1P, S2, S3, S4, S5 đánh giá các tính năng của giày an toàn:
- SB: Mũi giày chống va đập ngón và đế giày chống trượt (đạt SRA, SRB hoặc SRC).
- S1: Bao gồm tính năng của SB, cộng với chống tĩnh điện, đế chống dầu và gót giày hấp thụ xóc.
- S2: Bao gồm các tính năng của S1, cộng với khả năng chống thấm nước.
- S3: Bao gồm các tính năng của S2, cộng với lớp lót giày chống đâm xuyên.
Ngoài ra, còn có các tiêu chuẩn dành cho ủng bảo hộ lao động bao gồm:
- S4: Đáp ứng các S1, S2, và SB, và thêm khả năng chống thấm nước 100%.
- S5: Đáp ứng S4 và có lớp lót giày chống đâm xuyên.
Bài viết trên đã tổng hợp các thông tin và giới thiệu cho các bạn về chủ đề quần áo bảo hộ và các tiêu chuẩn an toàn. Hy vọng các thông tin của Đồng Phục ATĐ sẽ hữu ích với các bạn. Đừng quên theo dõi trang chủ chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tin tức hấp dẫn hơn nhé!