Vải Umi Là Gì? Nguồn Gốc & Ứng Dụng Nổi Bật Của Chất Vải Umi

vai umi la gi nguon goc va ung dung noi bat cua vai umi

Vải umi là gì? Là chất vải được sử dụng rất nhiều và có giá thành thấp. Loại vải sở hữu rất nhiều ưu điểm và được xem là phiên bản thay thế hoàn hảo của chất liệu vải lụa cao cấp. Vậy Vải umi là gì? Tính chất của vải có giống loại vải cotton không? Ưu nhược điểm của vải umi? Cùng tìm hiểu qua bài viết của Đồng Phục ATĐ nhé!

Chất vải umi là gì?

Chất vải umi là một loại vải được dệt từ tơ sợi nhân tạo và sợi tự nhiên được chiết xuất gỗ cây tre hoặc nứa. Chính vì thế nên sợi vải umi là sợi vải bán tổng hợp.

Với chất vải cực thoáng mát, thân thiện với môi trường và không gây kích ứng da. Nó có độ thấm hút cao và mau khô, rất thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam.

chat via umi la gi

Vải thun Umi là gì?

Thun umi là loại vải umi kết hợp thêm tính năng co giãn giúp tăng độ thoải mái như chất liệu vải thun thông thường.

Để có thể tăng tính co giãn, các nhà sản xuất đã kết hợp thêm chất cotton, spandex để tạo nên sợi vải. Đây là loại vải được nhiều người lựa chọn làm set đồ thể thao, dễ vận động và vô cùng thoáng mát.

Nguồn gốc xuất xứ của vải umi

Có thể nói, đây chính là loại vải có lịch sử lâu đời nhất nhì trong ngành công nghiệp may mặc. Ngay từ những năm 80, các nhà thiết kế đã chọn vải này thay thế cho những vải tơ tằm đắt đỏ.

Ưu điểm nổi bật của chất liệu này chính là sự co giãn 4 chiều linh hoạt, tạo cảm giác tôn dáng cho chủ sở hữu một cách hoàn hảo nhất.

Thêm vào đó, chất liệu này còn có tính chất mềm mịn, thoáng mát mang lại sự thoải mái, dễ chịu cho người mặc.

Đặc tính tiếp theo của loại vải này chính là bề mặt vải có kết cấu của những sợi lông được dệt tự nhiên, giúp nó trở nên độc đáo, tinh tế và sang trọng hơn.

Tính chất đặc trưng của umi vải là gì?

tinh chat dac trung cua vai umi

Tính chất vật lý

Về tính chất vật lý loại vải umi có sở hữu những tính chất cụ thể như sau:

  • Bề mặt mềm mại, nhẹ nhàng và có độ co giãn cực tốt.
  • Khả năng thấm hút tốt, khi ướt không dính cơ thể.
  • Vải có độ rũ, mềm mại, bồng bềnh, nhẹ nhàng như chất liệu lụa.
  • Vải umi có chất lượng độ bền không cao.

Tính chất hóa học

Tính chất hóa học của vải umi cụ thể như sau:

  • Trong môi trường ẩm ướt, chất vải rất dễ bị ẩm mốc.
  • Không bền khi tiếp xúc với lửa, axit, kiềm.
  • Không tan trong nước và kém bền khi bị ướt.

Ưu, nhược điểm của vải Umi mà bạn nên biết

Ưu điểm của vải umi là gì?

Khả năng thấm hút tốt

Đây là chất vải không có khả năng hấp thụ nhiệt vì thế không gây cảm giác nóng bức cho người mặc. Thêm vào đó là khả năng thấm hút tốt, khi thấm thì dễ dàng bay hơi, giúp sản phẩm thời trang đến từ vật liệu cũng nhanh khô so với các chất vải khác. Chính vì thế, khi thời tiết nóng nực, người sử dụng sẽ không cảm thấy nóng và khó chịu. Ngược lại, nó còn tạo cảm giác cho người mặc sự thoáng mát và vô cùng dễ chịu.

Chất liệu mềm mại, nhẹ

Được dệt từ tơ thiên nhiên bán tổng hợp nên vải umi có khả năng thoáng khí vô cùng tốt. Nhẹ nhàng, không bám dính vào cơ thể, nhờ đó mà loại vải này rất thích hợp để may thời trang xuân hè, thời tiết ấm không quá lạnh.

Hơn hết, do được dệt từ sợi Xenlulozo nên tạo cảm giác mềm mại như bông gần giống như các loại vải cao cấp nhưng thực tế lại có giá thành cực kỳ rẻ.

Chất vải vô cùng bền màu

Umi là một trong những loại có khả năng bền màu vượt trội so với các loại vải thông thường có trên thị trường khác. Chính vì điều đó, khi sử dụng loại vải này để in áo, bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề bị bay màu, không giữ được màu khi giặt giũ nhiều hoặc sử dụng trong một khoảng thời gian dài.

uu nhuoc diem cua vai umi ma ban can biet

Nhược điểm của vải umi là gì?

Song với nhiều ưu điểm được nói trên, loại vải này cũng không thể nào tránh khỏi những mặt hạn chế, cụ thể như:

  • Có nguồn gốc từ bột gỗ nên khi tiếp xúc với điều kiện ẩm ướt rất dễ gây ra các ẩm mốc, đốm đen gây mất thẩm mỹ cho quần áo.
  • Đây là một trong những chất liệu dễ nhăn, không thể phục hồi nguyên trạng như ban đầu.
  • Không bền khi tiếp xúc với lửa, axit, kiềm.
  • Rất dễ rách khi có tác động về mặt cơ học.
  • Không tan trong nước nhưng rất kém bền khi bị ướt.
  • Độ bền của vải kém so với các loại vải cotton spandex.

Quy trình sản xuất vải umi như thế nào?

Để làm ra được những tấm vải có chất lượng cao, loại vải nào cũng trải qua quá trình sản xuất cực kỳ nghiêm ngặt. Thông thường quy trình sản xuất của vải sẽ diễn ra các bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Cây gỗ được nghiền nhỏ ra thành bột, sau đó tiến hành phân rã trong hóa chất hòa tan và tạo thành một chất dung dịch bột gỗ màu nâu.
  • Bước 2: Trong bước này, bột gỗ sẽ được làm sạch và tẩy trắng để chuẩn bị tạo thành sợi vải.
  • Bước 3: Bột gỗ được xử lý bằng Carbon Disulfide hòa tan với Natri Hidroxit để tạo thành dung dịch Visco.
  • Bước 4: Dung dịch visco sẽ được ép qua một chiếc máy nhân tạo sơ và còn có tên gọi khác là Xenlulozo tái sinh. Nhờ vào những chất hóa học này, vải sẽ được kéo thành sợi và tiến hành sang bước dệt, đan thành vải umi.
quy trinh san xuat vai

Ứng dụng nổi bật của chất liệu vải Umi

Trong may mặc

Cũng như các loại vải khác, vải umi được sử dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất ra trang phục để phục vụ cho khách hàng. Chúng rất thích hợp với thời tiết vào hè vì thế nên sử dụng vào việc may đồng phục công sở. Bên cạnh đó, những người làm việc tay chân, tiếp xúc nhiều với ánh nắng thì chất vải umi cũng là sự lựa chọn thích hợp.

Đây sẽ là một số sản phẩm nổi bật được làm ra từ vải umi: Áo khoác đồng phục, áo vest, áo sơ mi, Suit, Chân váy, Váy, quần âu,….

Trong đời sống

Vải umi thường được sử dụng để may các vỏ bọc của ghế sofa, rèm cửa,… thậm chí còn có thể sử dụng để may gối, khăn trải bàn,… trang trí cho không gian sống trong nhà của bạn.

May túi xách, balo

Đây là một trong những chất liệu được nhiều người dùng ưa chuộng nhất hiện nay, thường được sử dụng để may các loại balo. Với giá thành cực thấp, chính vì thế balo đến từ chất vải umi cực kỳ được nhiều người yêu thích.

Giá vải umi trên thị trường hiện nay

gia cua vai umi tren thi truong hien nay

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều nhà thiết kế, thợ may đã lựa chọn và sử dụng loại vải umi làm nguyên liệu chính cho sản phẩm thời trang của mình.

Bên cạnh đó, umi cũng là một trong những chất vải có nhiều tone màu khác nhau. Từ trung tính đến tối màu và cả gam màu neon.

Với giá thành hiện nay, chất liệu này được bán với giá giao động từ 120.000đ đến 150.000đ tùy vào địa điểm bán.

Cách bảo quản chất liệu đơn giản, dễ thực hiện

Do thành phần được sản xuất từ sợi tự nhiên, nên bạn cần phải phát huy tối đa tác dụng, đồng thời nâng cao thời gian sử dụng sản phẩm. Bạn nên tuân thủ theo một vài quy tắc để bảo quản vải khi khô, ướt lúc giặt như sau:

  • Chỉ nên sử dụng xà phòng có tính tẩy thấp, không ngân sản phẩm quá lâu trong bột giặt
  • Tốt hơn hết là bạn nên giặt riêng sản phẩm bằng tay ngâm trong chậu để tránh bị nhiễm màu bởi các quần áo khác
  • Để giữ được độ co giãn, bạn nên hạn chế việc vắt, xoắn bề mặt vải quá mạnh tay
  • Không giặt trực tiếp và không ngâm lâu bằng nước nóng
  • Có thể sử dụng bông để thấm khô sau khi giặt và phơi trong điều kiện mát mẻ, thông thoáng. Tránh ánh nắng gay gắt, trực tiếp ảnh hưởng đến độ bền màu của vải
  • Ủi (là) ở nhiệt độ trung bình để tránh làm hỏng cấu trúc của vải
cach bao quan vai

Giải đáp một số câu hỏi của khách hàng liên quan đến vải umi

Chất vải umi có tốt không?

Có thể nói, vải umi là chất liệu vải không có khả năng hấp thụ nhiệt, không gây nóng bức cho người mặc và rất thoải mái khi di chuyển vận động. Giá thành thấp rất thích hợp với nhiều người. Tuy nhiên, độ bền không cao nên cần phải cân nhắc.

Vải umi có co giãn không?

Đây là chất liệu có độ cao giãn cực tốt, thường được sử dụng để may trang phục thể thao. Tuy nhiên cũng đừng nên tránh tác động quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến chất vải.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn trang bị thêm những kiến thức hữu ích về vải umi là gì? Biết thêm nhiều những ưu điểm và mang những trải nghiệm tuyệt vời. Với những chia sẻ trên đây của Đồng Phục ATĐ hy vọng giúp bạn có thêm nhiều kiến thức thú vị.

Để lại một bình luận